Dọn dẹp bàn thờ là công việc rất quan trọng của mỗi gia đình. Ngoài việc chuẩn bị các dụng cụ dọn dẹp ban thờ thì bài văn khấn lau dọn bàn thờ cũng được gia chủ chú ý và quan tâm. Sau đây bài viết sẽ cung cấp thông tin đầy đủ cho bạn.

Trước khi dọn bàn thờ, chủ gia đình cần chuẩn bị một đĩa hoa quả đặt lên bàn thờ, thắp nhang báo với tổ tiên và thần linh, đồng thời xin được dọn dẹp.

Nên lau từ cao xuống thấp, với các bức tượng nên lau bằng khăn mềm để tránh trầy xước, bong tróc sơn. Tránh di chuyển đồ thờ cúng và đặt lại đúng vị trí sau khi lau. Ngoài ra, gia chủ có thể sử dụng máy sấy tóc công suất nhẹ để làm sạch bụi bám trên các ngóc ngách.

Sau đó tiếp tục làm sạch đến các bài vị, tượng phận. Nếu bạn thờ Phật tại nhà, hãy lau trước. Tiếp đến là bài vị của ông bà, tổ tiên. Phải dùng khăn sạch, lau bằng nước ấm (không dùng nước lạnh).

Lau dọn bàn thờ là hành động thể hiện sự tôn kính đến tổ tiên ông bà

Tiếp theo là vệ sinh bát hương và cắt tỉa chân hương. Lúc này, gia chủ từ từ rút từng chút một cho đến khi trong bình hương còn một số lẻ (có thể là 3, 5, 7, 9). Sau đó mang đi hóa tro số hương phần còn lại. Lưu ý nên chôn tro dưới gốc cây hoặc vứt xuống sông suối. Không bao giờ vứt bỏ ở những nơi không sạch sẽ như thùng rác hoặc nhà vệ sinh. Cuối cùng, dùng khăn mềm lau sạch bằng rượu gừng hoặc nước thảo dược từ miệng bát hương trở xuống.

Đây là việc mà gia chủ cần làm sau khi bát hương khô. Nếu là lư hương thờ Phật thì dùng bảy tờ tiền vàng, lư hương thờ tổ tiên thì đốt ba tờ tiền vàng. Khi đồng tiền vàng bị cháy một nửa, hãy đặt nó vào trong bát. Chờ đốt hết tiền vàng thì đổ tro vào một lần. Điều đó có nghĩa là “ra nhỏ vào lớn”, có nghĩa là “tiền ra như nước nhỏ giọt, tiền vào như thác đổ” và ngược lại.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Từ trước đến nay, trong mắt nhiều người, bàn thờ sẽ được quét dọn nếuthấy  không sạch sẽ, ít ai để ý đến ngày lau bàn thờ.

Nhiều gia đình thờ bẩn bất cẩn đến nỗi nhện giăng tơ trên bàn thờ. Nhưng cũng có nhiều gia đình lau dọn bàn thờ hàng ngày.

Về cơ bản một năm có 12 tháng trong, vì vậy chúng ta nên dọn dẹp 12 lần một năm, thường là vào 3 ngày cuối của một tháng. Đặc biệt trong tháng 12 âm lịch, từ ngày 23 âm lịch được dọn dẹp tổng thể bàn thờ và phòng thờ. 

Để dọn bàn thờ trong một cách cẩn thận, đúng cách và thể hiện được lòng thành của gia chủ, bạn cần chuẩn bị những dụng cụ sau:

– Chổi, khăn lau bàn thờ chuyên dùng.

– Nước bao sái bàn thờ (là nước làm từ 5 thứ thảo dược quế, hồi, đinh hương, gỗ vang, bạch đàn) hoặc rượu gừng để tẩy uế, làm sạch đồ thờ cúng.

– Một chiếc bàn con, bên trên trải vải hoặc giấy đỏ để đặt bài vị (nếu bàn thờ có đặt chung bài vị gia tiên với các thần thì phải để ra hai chỗ khác nhau, không được lẫn lộn).

– Một chiếc thìa nhỏ.

– Một mâm lễ bao gồm: 1 đĩa xôi, 1 miếng thịt luộc, 1 đĩa hoa trái theo mùa, 1 ấm trà và bộ 5 chén nhỏ, 3 chén rượu nhỏ, 1 chén nước sôi để nguội, 3 lễ tiền vàng, 2 lọ hoa tươi.

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ

Những lưu ý khi lau dọn bàn thờ: 

– Mở cửa sổ hoặc cửa ra vào khi dọn dẹp để thông gió tốt cho phòng

– Khi dọn dẹp, chuẩn bị khay / bàn trải giấy đỏ hoặc trắng để đặt bát hương, bài vị và đồ lễ. Nếu gia đình bạn thờ các vị thần khác ngoài ông bà tổ tiên thì nên chuẩn bị sẵn hai vị trí để dưới bàn thờ, không nên để lẫn lộn.

– Pha dung dịch tẩy rửa với nước ấm để làm sạch vết bẩn. Vui lòng đọc kỹ hướng dẫn trên bao bì sản phẩm tẩy rửa trước khi sử dụng.

– Về trình tự lau dọn, nếu có bài vị thì dọn bài vị trước, sau đó đến bát hương, sau đó mới đến các lễ vật khác. Nếu thờ Phật, trước tiên phải rửa tượng Phật, sau đó mới lau dọn đến bài vị tổ tiên.

– Khi lau dọn bàn thờ thường là lúc thay chân nhang. Sau một năm bận rộn với những ngày giỗ, ngày lễ, những bát hương trong bình hương đã đầy, cần phải bỏ bớt. Múc từng thìa cà phê tro để bỏ đi. Hãy giữ lại một ít tro và hương, vì đổ hết tro và hương theo quan niệm xưa sẽ gây thiệt hại về tài sản cho gia chủ.

Những lưu ý sau khi lau dọn bàn thờ 

Sau khi làm sạch bàn thờ, để đặt lại tượng phật và bát hương vào vị trí cũ công đoạn này cũng khá phức tạp. Đầu tiên chuẩn bị một cái lò nhỏ đốt than hoa, đặt dưới bàn thờ khoảng 15 phút rồi đốt bảy đồng tiền vàng để làm dấu hơ bốn hướng trái phải, điều này nghĩa là dùng lửa khai quang, làm sạch , trước khi các đồng tiền vàng bị đốt cháy, chúng ta bỏ vào lò than.

Đốt thêm bảy tờ tiền vàng vào nơi đặt tượng, bài vị thần Phật và bát hương, sau đó đặt các đồ vật vào vị trí cố định. Sau khi đặt vào vị trí cũ thì đốt 12 nén hương theo trình tự thời gian:

– Que thứ nhất cắm ở vị trí 1h, khi cắm thì đọc “niên niên thị hảo niên”, tức mỗi năm đều là năm tốt.

– Que thứ hai cắm ở vị trí 2h, khi cắm đọc “nguyệt nguyệt thị hảo nguyệt”, tức mỗi tháng đều là tháng tốt.

– Cây thứ ba cắm ở vị trí 3h, khi cắm đọc “nhật nhật thị hảo nhật”, tức mỗi ngày đều là ngày tốt.

– Cây thứ tư cắm ở vị trí 4h, khi cắm đọc “thời thời vị hảo thời”, tức mỗi giờ đều là giờ tốt.

Tiếp tục theo cách này cho đến vị trí 12 giờ. Các bài vị, bát hương của tổ tiên, bà tổ cô cũng làm như vậy.

Văn khấn lau dọn bàn thờ đúng và chuẩn nhất

Con Nam mô A Di Đà Phật (3 lần)

Con Nam mô A Di Đà Phật

Con Nam mô A Di Đà Phật

Con xin kính lạy:

  • Thổ công, Táo quân Vua bếp tại gia.
  • Con tấu lạy Thần linh đất nước – Chủ tịch Hồ Chí Minh.
  • Con lạy ông tiền chủ, bà Hậu chủ.
  • Con lạy Đức Sơn thần, thần linh thổ địa.
  • Con xin trình thỉnh: Thành Hoàng Bản Thổ Long mạch Đại Vương, con thỉnh Bản Gia Thổ công Đông trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân, Thần tài Chúa đất, Tiên hậu Thổ chủ, con thỉnh Nội gia tiên tổ, Ngoại gia tiên tổ, trên Cao tằng Tổ khảo, Cao tằng tổ tỷ, cô tổ, mãnh tổ, dưới đến thúc bá đệ huynh cô di tỷ muội bên nội bên ngoại.

Họ ……, Họ ……:

Xin ông thần ban thờ, ông thần bát hương cho phép con bao sái bát hương ban thờ.

Sau đó đọc tiếp

“Án, Chiết lệ chủ lệ chuẩn đề sa ba ha” (21 lần)

Đọc tiếp:

“Linh xuất lô nhang” (3 lần)

nếu có tượng thì đọc

“Linh xuất tượng” (3 lần)

Làm thế nào giúp gia chủ thu hút tài lộc khi lau dọn bàn thờ ?

Để thu hút vận khí, tài lộc cho gia chủ cần tuân thủ các nguyên tác và lưu ý khi lau dọn bàn thờ. Hiện nay, các gia đình thường thỉnh đất ngũ sắc để trên bàn thờ giúp mang lại tài khí và vận lộc cho gia chủ.

Đất Ngũ Linh – niềm tự hào của Ngũ Linh Thiên Phúc

Đất ngũ linh không còn quá xa lạ với nhiều người, bởi đây là loai đất linh thiêng được lấy từ thánh địa của chùa Hương với hồn địa của đền mẫu Liễu hạnh, đền thánh gióng, đền Tản Viên, đền Chử Đồng Tử. Đây là sản phẩm đặc trưng mang hồn cốt văn hóa Việt Nam. Khi sử dụng đất ngũ linh Thiên Phúc cho người đã khuất mát mẻ, thanh thản giúp cân bằng âm dương, mồ yên mả đẹp và con cháu làm ăn thuận lợi. Chính vì vậy, việc sử dụng đất ngũ linh Thiên Phúc cho việc chôn cất là khẳng định lòng thành của người ở lại với người đã mất.

Văn khấn lau dọn bàn thờ đúng và chuẩn là điều mà nhiều gia chủ quan tâm. Bài viết trên hy vọng giúp các gia chủ thực hiện văn khấn lau dọn bàn thờ đúng và chuẩn nhất. 

Để nhận sự tư vấn về sản phẩm Đất Ngũ Linh, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Công ty Cổ phần đất Ngũ Linh Thiên Phúc
  • Địa chỉ: Số 4 thôn 2 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội
  • Hotline: (024) 3 203 1179 – 0988 62 1179

Để lại bình luận

Thông tin

Công ty CP Đất Ngũ Linh Thiên Phúc

Địa chỉ: Số 4 thôn 2 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: (024) 3 203 1179 – 0988 62 1179

Website: https://ngulinhthienphuc.vn

Ngũ Linh Thiên Phúc © 2025. All Rights Reserved.