Bài toán khó cho những ngôi nhà cũ kỹ, hư hỏng hay không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng. Có ba loại làm mới và cải tạo nhà phổ biến là sửa chữa và duy trì; tân trang, nâng cấp nhà và xây dựng lại. Tùy vào mục đích sửa chữa nhà mà bạn sẽ quyết định loại hình sửa chữa nào phù hợp.
Sửa chữa và duy trì khi nhà của bạn sau một thời gian sử dụng có những vấn đề hư hỏng nhẹ, nút tường, nứt sàn, rò rỉ nước, bong tróc sơn, hư hỏng những công trình phụ,… nhưng không ảnh hưởng đến phần sườn của công trình chính.
Tân trang và nâng cấp khi nhà bạn đã quá cũ, lỗi thời bạn muốn tân trang lại ngôi nhà, thiết kế lại nội thất hay sơn lại nhà hoặc nhu cầu sử dụng của gia đình bạn tăng lên bạn muốn xây thêm tầng, thêm phòng thì tiến hành nâng cấp thêm.
Xây dựng lại khi nhà bạn đã quá cũ kỹ, nhà bị hư hỏng nặng, chi phí sửa chữa nhà quá lớn gần bằng xây nhà mới hoặc khi bạn muốn cải thiện toàn bộ kết cấu căn nhà.
Xác định rõ kế hoạch: Bạn cần lên một kế hoach cụ thể về việc sửa chữa nhà ở để xác định được bạn nên sử dụng loại hình cải tạo, làm mới nhà nào: Số lượng, vị trí, khu vực cần sửa chữa, Mục đích sử dụng sau khi cải tạo, Thời gian sửa chữa:
Phong thủy khi sửa nhà: Lưu ý về phong thủy là vấn đề quan trọng trong sửa chữa, cải tạo nhà. Người Việt Nam quan niệm căn nhà chính là nền móng của một gia đình nên việc sửa chữa nhà cũng ảnh hưởng rất lớn đến cung mệnh của gia chủ và các thành viên trong gia đình.
Kiểm tra lại kết cấu nhà: Trong công tác sửa chữa nhà thì việc nâng cấp nhà, thêm tầng hoặc mở rộng diện tích nhà, bạn phải xem xét lại nền móng nhà cũ có đủ vững chắc, móng nhà chính là nền tảng nâng đỡ căn nhà vì thế bạn nên khảo sát kỹ tính vững chắc của móng nhà. Bạn nên dùng bản vẽ thiết kế kiến trúc kết cấu của ngôi nhà cũ nhờ kiến trúc sư tính toán xem nền móng có đủ chịu lực cho phương án mới hay không
Lựa chọn thiết kế: Có nhiều phong cách thiết kế từ hiện đại đến cổ điển, tân cổ điển, và có nhiều xu hướng xây nhà đang được ưu chuộng hiện nay như xây nhà thân thiện môi trường, sử dụng các vật liệu mới, nội thất thông minh hay thiết kế theo phong cách cá nhân của bạn nhưng bạn phải đảm bảo sự thống nhất trong thiết kế giữa nội thất và ngoại thất, giữa phần sửa chữa và không sửa chữa, tránh sự khập khiễng
Chọn nhà thầu xây dựng uy tín: Hầu hết mọi người đều không có kinh nghiệm trong xây dựng, sửa chữa nhà nên cần tìm một nhà thầu xây dựng uy tín giúp thi công một cách nhanh chóng, tiết kiệm thời gian, công sức lao động và kinh phí sửa nhà. Để lựa chọn được một nhà thầu uy tín thì ngoài việc tham khảo ý kiến của người thân bạn có thể tìm hiểu trên internet, gặp gỡ, xem xét các dịch vụ mà nhà thầu đó cung cấp, tìm hiểu về trình độ và kinh nghiệm thi công của nhà thầu đó.
Chuẩn bị đầy đủ điều kiện thi công sửa chữa: Bạn cần chuẩn bị trước các điều kiện để thi công sửa chữa nhà ở như vận chuyển nội thất ra khỏi khu vực thi công, điều kiện về điện, nước cho thi công, chuẩn bị vật tư, tập kết vật tư tại nơi thi công
Xin giấy phép xây dựng: Trong sửa chữa nhà ở, thì không phải trường hợp sửa chữa nào cũng phải xin giấy phép xây dựng mà theo quy định của pháp luật thì nếu việc cải tạo xây dựng lại almf thay đổi kết cấu chịu lực, công năng sử dụng hoặc làm ảnh hưởng tới môi trường, an toàn công trình thì gia đình bạn phải xin cấp phép sửa chữa, cải tạo.
Đảm bảo an toàn vệ sinh: Xây nhà và sửa nhà là những công việc nguy hiểm và có thể gặp những rủi ro không đáng có trong quá trình tu sửa. Chính vì vậy mà bạn nên đảm bảo sự an toàn tuyệt đối trong quá trình sửa nhà cho cả gia đình và người tu sửa. Luôn đảm bảo vệ sinh trong quá trình thi công đặc biệt là che chắn nội thất trong nhà tránh bụi bẩn trong thi công
Lưu ý khi sửa chữa nhà mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Mong là sẽ giúp bạn khái quát được những vấn đề về sửa nhà, và có những sự chuẩn bị trước để có thể triển khai công việc 1 cách thuận tiện nhất.