Lau dọn bàn thờ đúng cách là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Việc lau dọn này thể hiện sự thành kính, tôn trọng với người đã khuất. Mọi người luôn đặt tâm niệm rằng lau dọn bàn thờ sạch, đẹp là tạo nơi ở, ngôi nhà cho các cụ mát mẻ, đẹp đẽ. Vậy bạn đã biết cách lau dọn bàn thờ sao cho phù hợp chưa?

Những lưu ý quan trọng khi lau dọn bàn thờ

Việc lau dọn bàn thờ cần tuân thủ những quy tắc nhất định. Để việc dọn dẹp thành tâm, hoàn hảo người thực hiện cần chú tâm đến công việc. Với người lau dọn, nên là gia chủ và nên là đàn ông. Bởi theo quan niệm xưa đàn ông là trụ cột quan trọng của gia đình, nên họ sẽ lau dọn ban thờ phù hợp nhất.

Việc lau dọn bàn thờ cần tuân thủ những quy tắc nhất định

Tuy nhiên, nếu gia đình không có hoặc thiếu đàn ông bạn cũng có thể chọn người lau dọn là phụ nữ. Với phụ nữ, cần đảm bảo sạch sẽ, không đến tháng bởi đây được coi là điều tối kỵ. Nam hay nữ khi lau dọn ban thờ cũng đều cần chỉnh chu, mặc quần áo gọn gàng. Bạn không nên mặc quần áo quá dài bởi việc dọn dẹp gặp khó khăn, có thể làm đổ vỡ đồ dùng trên ban thờ. Bạn cũng không được mặc quần áo quá ngắn, quá hở hang vì đây coi như sự vi phạm, không tôn trọng người đã mất.

Hơn thế nữa, bạn không nhất thiết phải đợi Tết mới lau dọn. Việc vệ sinh có thể thực hiện hàng ngày, hàng tuần hay hàng tháng tùy thuộc vào bạn. Thông thường, cứ khoảng 3-4 tháng bạn nên vệ sinh lau chùi bàn thờ một lần. Điều này để đảm bảo không gian thờ cúng trở nên khang trang và sạch đẹp hơn.

Cuối cùng, bạn nên xem ngày và chọn ngày đẹp, giờ đẹp để thực hiện việc lau bàn thờ. Theo quan niệm xưa thì lau dọn bàn thờ cũng như việc sửa sang nhà cho các cụ nên chúng ta cần chọn những ngày lành, tháng tốt. Bạn cần chú ý, tránh những ngày kỵ, ngày xấu, ngày sát chủ. Khi lau dọn bàn thờ và những ngày này có thể ra chủ sẽ gặp những vận hạn khó lường.

Một số điều tối kỵ bạn cần tránh để đảm bảo lau dọn bàn thờ đúng cách

Khi vệ sinh bàn thờ, cũng có một số điều tối kỵ nhất định bạn không được phạm vào. Dưới đây là những điều bạn cần biết để tránh.

Khi vệ sinh bàn thờ, cũng có một số điều tối kỵ nhất định bạn không được phạm vào

Không dùng đồ lau chùi đã qua sử dụng

Những vật để lau chùi như chổi quét, chổi lông gà, khăn lau,…đều là đồ mới hoặc là đồ chuyên dùng để dùng lau bàn thờ. Đặc biệt, đồ đã lau chùi trên ban thờ không được để ô uế, không được dùng lau những nơi khác.

Không dùng nước lạnh để lau chùi

Nước lạnh đặc biệt không được dùng để lau dọn bàn thờ bởi nước lạnh theo quan niệm thể hiện sự lạnh lẽo, quạnh hiu. Bởi vậy, bạn cần dùng nước ấm hay nước ngâm các loại hoa để lau chùi bàn thờ.

Không được di chuyển và thay đổi vị trí bát hương

Đây là điều tối kỵ bạn cần quan tâm đến. Những người có thay đổi hay dịch chuyển vị trí bát hương có thể coi như đây là điều xấu. Bát hương là nơi cố định cần giữ nguyên để đảm bảo bình an, hạnh phúc cho gia đình.

Không tỉa hoàn toàn chân hương

Đây cũng là điều bạn đặc biệt cần quan tâm. Chân hương bạn không được tỉa hết, cần để các số lẻ được gọi là số dương như 3, 5, 7, 9. Việc dọn dẹp hết chân hương được coi như việc xấu, khiến nhà cửa các cụ trống trải và hiu quạnh.

Dùng nước gì để lau dọn bàn thờ hợp lý nhất?

Nước để lau dọn bàn thờ nên là nước ấm. Nhiều nhà chỉ dùng nguyên là nước ấm, nhưng có nhiều nhà dọn pha nước với ngũ vị hương, các loại lá khác như lá bưởi, lá mùi già, lá hồi, lá quế,…

Nước để lau dọn bàn thờ nên là nước ấm

Ngoài ra, bạn cũng có thể dùng nước ngũ vị hương để lau dọn ban thờ. Nhiều người chọn dùng rượu ngâm với gừng để lau dọn. Tuy nhiên, rượu cần ngâm ít nhất 3 tháng và đặc biệt không dùng rượu ngâm để dọn ảnh thờ tượng phật hay ảnh thờ các cụ gia tiên.

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách

Việc dọn dẹp ban thờ tổ tiên, ban thờ trong gia đình cần thực hiện theo quy tắc và trật tự nhất định. Bạn cần tuân thủ quy tắc này để đảm bảo việc lau dọn phù hợp với thuần phong mỹ tục và đảm bảo các yếu tố phong thủy. Có đảm bảo các bước lau dọn trên bạn mới có thể an tâm, phát triển trong cuộc sống.

Thắp hương cầu khấn trước khi lau dọn

Việc làm này tưởng chừng như đơn giản nhưng rất nhiều người lại bỏ qua. Trước khi vệ sinh, lau dọn bàn thờ, bát hương tổ tiên bạn cần thực hiện việc thắp hương kêu cầu các cụ. Đây coi như nhị thức thông báo để người âm biết chúng ta chuẩn bị dọn nhà cửa cho các cụ. Bạn nhất thiết cần đợi Hương cháy hết mới có thể thực hiện việc lau dọn của mình. Nhiều người bỏ qua khâu đoạn này dẫn đến việc sau khi lau dọn gia đình lục đục, gặp nhiều khó khăn.

Lau theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ cao đến thấp

Khi lau chùi, vệ sinh bàn thờ bạn nhất định cần tuân theo quy tắc và trật tự dọn dẹp như trên. Bạn cần lâu theo thứ tự từ trên xuống dưới và từ cao đến thấp. Đầu tiên bạn cần lau tượng Phật, ảnh Phật sau đó mới đến ảnh các cụ và bát hương các cụ. Đó là thứ tự sắp xếp trong trường hợp gia đình có bàn thờ Phật và bàn thờ gia tiên khác nhau.

Với những gia đình chỉ có bàn thờ gia tiên, bạn cần lau ảnh các cụ đầu tiên ở trên cao nhất. Sau đó, bạn tiếp tục lau bát hương, lau dọn xung quanh phần bát hương và những đồ dùng trên bàn thờ. Cuối cùng, bạn có thể lâu vị trí xung quanh như bức hoành phi, câu đối.

Tỉa chân hương theo quy tắc

Việc tỉa chân hương là một vấn đề khiến khá nhiều người băn khoăn. Theo tìm hiểu của các thầy nhà chùa, việc tỉa chân hương chính xác là khi chúng ta lần lượt dùng từng thìa múc phần tro ở bát hương ra. Sau đó, bạn đứng phần cho đó ở một hũ sạch rồi lần lượt rút chân hương ra. Bạn nên tỉa chân hương và để lại 3,5, 7,9 tùy theo phong tục từng nơi. Cuối cùng, bạn đổ phân cho vừa lấy ra vào hũ rồi thắp hương lên.

Dâng đồ thắp hương cầu cúng sau khi dọn dẹp bàn thờ xong

Cuối cùng, sau khi đã sắp xếp và bày biện xong đồ đạc trên bàn thờ bạn cần dâng hương và hoa quả để thông báo với các cụ việc dọn dẹp đã xong. Đây cũng là một việc làm rất quan trọng, thể hiện sự thành kính của con cháu với bậc bề trên.

Việc lau dọn bàn thờ đúng cách không những thể hiện sự tôn kính với bề trên mà cũng để đem lại tài lộc, may mắn cho gia chủ. Chính bởi lẽ đó mà rất nhiều gia đình đã trực tiếp mời thầy nhà chùa về để tu sửa, dọn dẹp bàn thờ cho đúng lễ nghi. Đây là cách thể hiện sự thành tâm của con cháu, những người trong gia đình với người đã mất.

Dâng hương và hoa quả để thông báo với các cụ việc dọn dẹp đã xong.

Ngoài ra, để thể hiện sự thành kính của mình nhiều gia đình hiện nay đã và đang quan tâm đến việc sử dụng đất ngũ sắc. Đây là loại đất linh thiêng, đất ngũ linh được thỉnh từ vùng đất thiêng đất lành để đem lại sự bình an, thanh thản cho người đã mất. Khi đem chôn và mai táng người đã mất bằng loại đất ngũ sắc của Thiên Phúc, người ở lại sẽ cảm thấy bình an, thoải mái về tâm lý. họ cảm thấy vậy bởi đã sử dụng nguồn đất tốt, sạch, trang nghiêm nhất để là nơi yên nghỉ vĩnh hằng cho những người thân yêu của mình.

Lau dọn bàn thờ đúng cách là điều mà rất nhiều gia đình quan tâm. Bài viết trên hy vọng đã gửi đến bạn những thông tin phù hợp và chính xác để bạn có thể thực hiện. Chúc bạn thực hiện thành công và tu sửa bàn thờ gọn gàng, sạch sẽ như mong đợi.

Để lại bình luận

Thông tin

Công ty CP Đất Ngũ Linh Thiên Phúc

Địa chỉ: Số 4 thôn 2 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: (024) 3 203 1179 – 0988 62 1179

Website: https://ngulinhthienphuc.vn

Ngũ Linh Thiên Phúc © 2024. All Rights Reserved.