Những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ là điều bạn rất cần quan tâm. Khi tiến hành việc lau dọn bàn thờ, bạn cần đảm bảo đã biết hết những điều tối kỵ cần tránh. Đặc biệt, khi lau dọn, vệ sinh ban thờ bạn hãy tìm hiểu thật kỹ các bước tiến hành. Việc lau dọn đúng quy chuẩn sẽ đem lại sự đảm bảo cho cuộc sống an lành, hạnh phúc tới gia chủ.

Khi nào nên lau dọn bàn thờ?

Việc lau dọn bàn thờ là việc làm thường xuyên và rất cần thiết của mọi gia đình. Lau dọn bàn thờ đúng cách sẽ giúp cho không gian thờ cúng trở nên tôn nghiêm, sạch đẹp. Ngược lại, khi bạn mắc phải những điều cấm kỵ khi lau dọn bàn thờ gia chủ rất có thể sẽ gặp những vận hạn, buồn phiền, tiêu tán tiền của. Lau chùi bàn thờ làm vấn đề tâm linh, giúp gia chủ cảm thấy thoải mái, bình yên hơn trong cuộc sống.

Lau dọn bàn thờ là cách thức thể hiện chữ hiếu với tổ tiên ông bà

Việc lau dọn bàn thờ nên thực hiện thường xuyên, khoảng 3 tháng bạn nên thực hiện việc vệ sinh và lau chùi cho bàn thờ sạch sẽ. Vào những ngày thường, hay những ngày đầu tháng, ngày rằm bạn nên lau chùi sơ qua bàn thờ để hết bụi bẩn. Cũng có nhiều người lau chùi bàn thờ thường xuyên dẫn đến việc bàn thờ, bát hương trống trơn, cảm giác không ấm cúng. Bởi vậy bạn không nhất định phải lau chùi bàn thờ liên tục, thường xuyên hàng tháng hay hàng tuần.

Những điều bạn cần tuân thủ khi lau dọn bàn thờ

Để lau dọn bàn thờ đúng cách, chuẩn mực và đem lại sự trang nghiêm bạn cần tuân thủ những quy tắc nhất định. Đầu tiên, với người lau dọn phải là người nhất tâm với việc thờ cúng, có thái độ trang nghiêm và nhã nhặn. Ngoài ra, trước khi lau chùi người vệ sinh cần thực hiện tắm rửa sạch sẽ, mặc quần áo trang nghiêm chỉnh tề. Tốt nhất là nên mặc quần áo nâu đi chùa để lau chùi bát hương, bàn thờ.

Tiếp theo, khi muốn lau chùi và vệ sinh bàn thờ bạn nhất thiết phải thắp hương xin các cụ. Bạn cũng cần chuẩn bị lễ vật gồm hương, hoa, quả hoặc bánh kẹo và dâng hương kêu cầu các cụ cho phép dọn vệ sinh bàn thờ. Bạn cần đợi đến khi hương cháy hết khói mới thực hiện việc vệ sinh bàn thờ. Đây là điều rất cần thiết như việc xin phép tổ tiên, thần Phật đồng ý chúng ta mới được phép tiến hành dọn nhà cửa cho các cụ.

Có những điều kiêng kỵ lau dọn bàn thờ mà bạn nên biết tránh những chuyện không may xảy ra

Cuối cùng, bạn nên chú ý vệ sinh bàn thờ đúng cách. Trong quá trình vệ sinh, bạn nên chú ý lâu rửa bằng nước ấm và đặt đúng đồ vật vào vị trí ban đầu. Khi hoàn thành việc lau dọn và vệ sinh bát hương, bàn thờ xong bạn cũng cần thắp nhang kêu cầu. Đây là hành động thể hiện sự tôn trọng, thành kính và xin được ban phước lành cho gia chủ.

Những điều kiêng kỵ nhất định bạn cần biết khi tiến hành vệ sinh bàn thờ

Ngoài những việc bắt buộc phải làm trên, em cũng cần chú ý đến những điều tối kỵ. Một số những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ bạn cần tuân thủ. Khi chấp hành và không thực hiện những điều tối kỵ đó, gian thờ của bạn mới trở nên ấm cúng, mang lại tài lộc và vượng khí tốt hơn.

Không xê dịch hay làm dịch chuyển vị trí bát hương

Đây là điều tối kỵ bạn cần biết và không bao giờ được vi phạm. Phần bát hương nhất định không được xê dịch hay thay đổi vị trí bởi theo quan niệm xưa, điều này sẽ mang lại những khó khăn, trắc trở cho gia chủ.

Để lau chùi bát hương, bạn hãy chú ý dùng tay cố định bát hương rồi lau mặt trước sau đó mới lâu đến phía sau. Khi lau chùi sạch sẽ, bạn nên kiểm tra lại thật kỹ và đặt vị trí bát hương ở chính giữa bàn thờ như ban đầu.

Không được dùng nước lạnh để vệ sinh ban thờ

Trong suốt quá trình vệ sinh và lau chùi bàn thờ, bạn cần chú ý không được sử dụng nước lạnh. Bạn luôn luôn phải dùng nước ấm và khăn sạch để lau chùi. Tại gia, bạn có thể dùng các loại nước thơm như nước ngũ vị hương, nước tắm hoa cúc hay hoa hồng hoặc có nhỏ vài giọt nước hoa vào đó.

Gia đình cẩn thận hơn, họ tự tay đun nước thơm gồm có hồi, quế, bồ đề, lá trầu, xả, lá bưởi, lá hương nhu,… ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn rượu ngâm với gừng trong nhiều ngày để vệ sinh lau chùi bát hương cho sạch sẽ.

Không được làm đổ vỡ đồ vật trên bàn thờ khi lau dọn

Một điều tối kỵ khi lau dọn bàn thờ là không được để đồ vật đổ vỡ. Khi lau dọn là chúng ta đang thể hiện sự tôn kính với người đã mất bởi vậy hành động làm đổ vỡ đồ vật coi như là việc làm bất kính.

Nếu không may bạn đã làm đổ vỡ đồ vật trên bàn thờ, hãy nhanh chóng mua lại đồ vật mới và dâng hương xin các cụ.

Không lau bài vị tổ tiên trước khi lau bài vị và tượng thờ phật

Bạn hãy chú ý luôn lâu bàn thờ Phật đầu tiên khi lau dọn bàn thờ. Trong gia đình, có bàn thờ Phật, bàn thờ ông địa và bàn thờ tổ tiên thì chúng ta luôn lau dọn theo thứ tự trên. Theo quan niệm xưa, nếu chúng ta lau dọn bàn thờ gia tiên trước nghĩa là chúng ta đã mạo phạm với thần Phật. Đây là điều tối kỵ và bạn không được phép thực hiện.

Không dùng những đồ vật bẩn, đã qua sử dụng để lau ban thờ

Khi vệ sinh bàn thờ, bạn cần chú ý không dùng những đồ vật và đồ vệ sinh đã qua sử dụng. Hãy lưu ý dùng khăn giấy mới, đổi mới và đều là đồ sạch chưa qua sử dụng để lau chùi. Những đồ vật để lâu dọn bàn thờ cần để riêng và không dùng để lau chùi những vị trí khác trong gia đình. Khi lau chùi bằng đồ sạch sẽ, bàn thờ sẽ hút được vượng khí tốt lành, con cháu được bình an, may mắn trong cuộc sống.

Không lau dọn vào những ngày cấm kỵ

Theo quan niệm xưa, lau dọn bàn thờ cũng cần xem ngày. Việc vệ sinh và lau chùi nên tiến hành vào những ngày đẹp, ngày tốt lành trong tháng. Những ngày tối kỵ không nên lau dọn bàn thờ là ngày 3, 4, 15,16. Đây là những ngày xấu, tấn tài tấn lộc, những ngày vượng âm. Bạn nên chú ý tránh những ngày trên để lau dọn bàn thờ có hiệu quả tốt nhất.

Làm thế nào để việc lau dọn và vệ sinh ban thờ đem lại may mắn, tài lộc cho gia chủ?

Để việc lau dọn bàn thờ gia tiên đem lại tài lộc, vượng khí tốt lành cho gia chủ và con cháu bạn cần tránh những điều kiêng kỵ khi lau dọn bàn thờ trên. Ngoài ra, với những gia đình muốn bao xài, vệ sinh bàn thờ cuối năm thành tâm, kính lễ thì nên thỉnh đất ngũ sắc để trên bàn thờ.

Hướng dẫn lau dọn bàn thờ đúng cách để cầu bình an, cân bằng ý nghĩa cho ngôi nhà

Đất ngũ sắc không còn xa lạ với nhiều người bởi đây là loại đất linh thiêng kết hợp từ nguồn đất Phật ở chùa Hương với hồn địa của đền mẫu Liễu hạnh, đền thánh gióng, đền Tản Viên, đền Chử Đồng Tử. Loại đất này rất linh thiêng, sạch sẽ bởi đã được lựa chọn và khởi sắc, chỉ chú bởi các thầy nhà chùa. Đây là sản phẩm tinh túy, mang hồn cốt của nền văn hóa Việt Nam.

Khi sử dụng đất ngũ linh Thiên Phúc cho việc mai táng người đã mất họ sẽ cảm thấy mát mẻ, thanh thản. Còn những người ở lại trên dương gian sẽ cảm thấy ấm êm, phúc đức với phần mộ của người đã mất. Chính bởi lẽ trên mà việc sử dụng đất ngũ linh Thiên Phúc càng đa dạng, phổ biến.

Những điều kỵ khi lau dọn bàn thờ là những điều bạn nhất định không được phạm phải. Để bàn thờ gia tiên tiền tổ được ấm êm, tốt lành bạn cần tuân thủ những quy tắc nào dọn mà bài viết vừa đề cập. Hi vọng, bạn sẽ thực hiện lau chùi và vệ sinh bàn thờ đúng cách để đem lại sức khỏe, tiền tài, hạnh phúc cho gia đình.

Để lại bình luận

Thông tin

Công ty CP Đất Ngũ Linh Thiên Phúc

Địa chỉ: Số 4 thôn 2 Giang Cao, Bát Tràng, Gia Lâm, Hà Nội

Hotline: (024) 3 203 1179 – 0988 62 1179

Website: https://ngulinhthienphuc.vn

Ngũ Linh Thiên Phúc © 2024. All Rights Reserved.